Lướt Sóng | Cho Người Mới | Tập 2b | Doji Ma Thuật

  • Hành Động Giá (Price Action) là phương pháp phân tích kỹ thuật (PTKT) dựa trên đồ thị, mà không cân nhắc, hoặc dựa vào các chỉ báo kỹ thuật nào khác. Các “Trader” theo phương pháp này thường cho rằng các chỉ báo kỹ thuật mang trong mình độ trễ nhất định, dẫn đến cung cấp thông tin không chính xác và thường không phản ứng kịp với tốc độ biến hóa của thị trường.
  • Thực tế cho thấy nếu 1 “trader”, quan sát biếu đồ của một cặp tiền tệ nhất định đủ lâu, trong một thời gian dài, thì chính bản thân “trader” cũng có khả năng đưa ra những dự báo chính xác về thị trường. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn rất nhiều rũi ro.
    • Rủi ro đầu tiên có thể kể đến là bị cảm xúc chi phối quá nhiều dẫn đến đưa ra các quyết định cảm tính, phi thực tế so với tình hình thị trường hiện tại.
    • Khi các “tín hiệu” chồng chéo nhau, việc quyết định tín hiệu nào đúng, tín hiệu nào sai là việc làm vô cùng khó khăn và đầy rủi ro.
  • Vì lẽ đó việc kết hợp các chỉ báo phương Tây và vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp đọc “Nến Nhật” sẽ giảm tối đa rủi ro có thể cho "trader. Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến Nến Doji một chỉ báo vô cùng quan trọng trong mô hình Nến Nhật.

I./ : Doji Ma Thuật.

  • Một Doji là một thân nến có giá mở và đóng là như nhau. Những ví dụ về Doji trong hình 8.1 đến 8.3. Doji là một chỉ báo đảo chiều quan trọng, vì thế chương này được dành riêng để nói rõ hơn về nó.

  • Một phiên Doji hoàn hảo có cùng giá mở và giá đóng, tuy vậy vẫn có tính linh hoạt nào đó tới quy tắc này. Nếu giá mở và đóng chênh lệch ít, có thể vẫn còn được nhìn nhận như một Doji. Một kỹ thuật dựa vào hoạt động thị trường gần đây. Nếu thị trường ở một thời điểm quan trọng, hoặc ở cuối một xu hướng tăng/giảm, hoặc có kỹ thuật khác đưa ra một sự báo động, thì sự xuất hiện của một Doji càng quan trọng. Một doji có thể là một cảnh báo quan trọng và tốt hơn là nên cẩn thận với một cảnh báo (có thể sai) hơn là lờ đi một cảnh báo đúng. Lờ đi một doji, với tất cả những sự liên quan của nó, có thể sẽ nguy hiểm.
  • Doji là một tín hiệu thay đổi xu hướng rõ ràng. Tuy nhiên, khả năng có thể đúng của một sự đảo chiều xu hướng được tăng thêm, nếu những thân nến kế tiếp xác nhận tiềm năng đảo chiều của Doji. Những phiên Doji được xem là quan trọng chỉ trong những thị trường không có nhiều Doji. Nếu có nhiều Doji trên một biểu đồ cụ thể, thì không nên nhìn sự xuất hiện của một Doji mới trong thị trường đó như một sự phát triển đầy ý nghĩa. Đó là lý do tại sao các nhà phân tích thường không sử dụng biểu đồ Intra-day với khung thời gian nhỏ hơn 30 phút, vì với khung thời gian nhỏ nhiều thân nến sẽ trở thành Doji hoặc gần Doji.

II./: Doji Ở Những Đỉnh.

  • Doji được ưa chuộng bởi khả năng báo hiệu những đỉnh thị trường của chúng. Điều này đặc biệt đúng sau một thân nến trắng dài trong một xu hướng tăng (hình 8.4). Lý do cho khả năng đảo chiều của Doji bởi vì một Doji tiêu biểu cho sự do dự. Sự do dự, không chắc chắn, hoặc sự dao động của những người mua sẽ không duy trì một xu hướng tăng. Nó lấy đi sự tin tưởng của những người mua trong việc duy trì xu hướng giá.

  • Tuy vậy, trong khi Doji rất có khả năng báo hiệu đảo chiều ở đỉnh rất tốt, thì dựa vào quan sát thực tế, chúng lại để mất khả năng báo hiệu đảo chiều trong những xu thế giảm sút (đáy).

  • Lý do có thể là một Doji thể hiện một sự cân bằng giữa mua và bán bắt buộc. Với những người tham gia thị trường hai chiều, thị trường có thể rơi vì trọng lượng của chính mình. Do đó, một xu hướng tăng có thể đảo chiều nhưng một xu hướng giảm có thể tiếp tục sự xuống giá.

  • Vì thế doji cần nhiều sự xác nhận hơn để báo hiệu một đáy hơn là chúng làm với một đỉnh. Điều này được khảo sát trên hình 8.5.

  • Trong hình 8.5, sau Doji 1, xu hướng tăng của Bonds thay đổi thành đi ngang trong 1 dải hẹp. Đỉnh thị trường ở Doji 2. Doji 2 là một long-legged doji (doji chân dài). Một Doji chân dài có nghĩa một Doji với một hoặc hai bóng rất dài. Doji chân dài thường là những dấu hiệu của một đỉnh thị trường. Chúng ta có thể thấy việc Doji 1 và 2 sau những xu hướng tăng là quan trọng như thế nào trong việc chỉ ra một sự đảo chiều xu hướng (31 tháng mười Doji xuất hiện giữa một dải hẹp và do vậy mà nó không quan
    trọng). Sau mỗi đợt giảm giá, Doji 3, 4, 5, 6, và 7 xuất hiện. Tuy thế, những Doji đó không phải là những sự đảo chiều. Thị trường vẫn còn tiếp tục xuống sau khi chúng xuất hiện. Chỉ khi Doji 8 và 9 hình thành một đáy đôi (a double bottom), đó là một sự đảo chiều xu hướng (mặc dù chỉ là tạm thời).

  • Như vậy có thể thấy là ít yêu cầu cho sự xác nhận của một sự đảo chiều ở đỉnh bởi một Doji hơn là cho một sự đảo chiều ở đáy. Hình 8.6 thể hiện quá trình tăng giá bắt đầu từ giữa năm 1987, đưa cho dấu hiệu đầu tiên của sự hiệu chỉnh với Doji 1. Cảnh báo khác đã được thể hiện với Doji 2, vài tháng sau. Mẫu hình Hanging Man sau Doji 2 xác nhận đỉnh. Một quá trình tăng nhẹ chấm dứt cuối năm 1989 ở Doji 3. Hình này làm ví dụ cho sự xác nhận sau một Doji làm tăng thêm thành công cho một sự đảo chiều xu hướng. Thân nến trắng, xuất hiện một tháng sau Doji 1, không xác nhận đỉnh ở Doji 1. Sự xác nhận giảm giá chỉ đến sau Doji 2. Sau Doji 2, sự xác nhận này thể hiện qua mẫu hình Hanging Man và sau đó là 1 thân nến đen dài. Sự xác nhận Doji 3 như một đỉnh thể hiện qua thân nến đen dài sau đó.

III./: The Long-Legged Doji & The Rickshaw Man.

  • The Long-legged Doji là một Doji quan trọng đặc biệt ở những đỉnh. Như trong hình 8.2, Doji này có những bóng trên và dưới dài, rõ ràng phản ánh sự do dự. Suốt cả phiên, thị trường được đẩy lên cao, rồi xuống thấp rõ ràng. Rồi nó đóng lại hoặc rất gần, giá mở đầu. Nếu sự mở và đóng nằm ở giữa trong trung tâm phạm vi của phiên giao dịch, thì nó được gọi là một Rickshaw Man. Với người Nhật, bóng trên hoặc bóng dưới rất dài đại diện một thân nến, mà họ gọi là “mất cảm giác về phương hướng”.

  • Trong hình 8.12, cuối tháng tư và đầu tháng năm, những phiên giao dịch rõ ràng tạo ra một đợt của những ngày Doji hoặc gần Doji. Những thân nến nhỏ này là một tín hiệu ốm yếu sau một đợt tăng giá. Chúng chỉ báo thị trường mệt mỏi. The long-legged Doji (trong ví dụ này, hai Rickshaw Man) là tín hiệu sự nguy hiểm chính (mặc dù giá mở và đóng trong ngày đầu tiên không như nhau, chúng vẫn được xem xét một ngày Doji). Long-legged doji này phản ánh thị trường có dấu hiệu “mất cảm giác về phương hướng”. Nhóm những ngày thân nến nhỏ trong một phạm vi hẹp này hình thành một đỉnh chính.

IV./ The Gravestone Doji.

  • The Gravestone Doji (hình 8.3) là một Doji đặc biệt khác. Nó hình thành khi giá mở và đóng ở mức thấp của phiên. Đôi khi nó có thể được tìm thấy ở những đáy thị trường, nhưng sở trường của nó là báo hiệu những đỉnh. Tên của Gravestone Doji được đặt theo hình dạng của nó. Như chúng ta đã biết, nhiều thuật ngữ kỹ thuật tiếng Nhật dựa trên những từ tương tự trong quân đội, và trong ngữ cảnh này, Gravestone Doji cũng đại diện những phần mộ của những người đã chết để bảo vệ lãnh thổ của họ.

  • Lý do cho những dấu hiệu giảm giá của Gravestone Doji sau một quá trình tăng giá có thể được giải thích đơn giản. Thị trường mở ở giá thấp của phiên. Rồi nó tăng giá (tốt nhất là tạo ra một giá cao mới). Rồi sự rắc rối xuất hiện đối với những người mua khi giá cả lao thẳng xuống mức thấp của phiên. Bóng trên càng dài và mức giá cao càng cao thì Gravestone Doji càng mang nhiều ý nghĩa giảm giá.

  • Hình 8.15 chỉ ra rằng ngày 11, 12/4 là những ngày Doji. Doji thứ hai là cái đáng quan tâm nhất. Nó là một Gravestone Doji. Trong trường hợp này, nó đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến giữa người mua và người bán, khi đường hỗ trợ tăng giá bị bẻ gãy.

V./: Doji Như Ngưỡng Hổ Trợ & Kháng Cự Quan Trọng.

  • Doji, đặc biệt ở những đỉnh hoặc những đáy quan trọng, có thể trở thành những vùng kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh. Hình 8.17 cho thấy bóng dưới của tuần Doji trong đầu tháng chín năm 1989 trở thành một vùng hỗ trợ. Doji đóng vai trò đỉnh trong cuối tháng chín trở thành một mức kháng cự.

  • Trong hình 8.18, mẫu hình Rickshaw Man (thân nến đủ nhỏ để xem xét nó như một doji) vào giờ đầu tiên của ngày 21 tháng ba đưa ra một đầu mối rằng xu hướng tăng giá trước đấy có thể bị đảo chiều. Một Doji xuất hiện hai giờ sau mang lại thêm sự xác nhận cho điều này. Hai doji này trở thành là một vùng kháng cự quan trọng.

** Tạm Kết Phần Này.**

  • “Doji này có những bóng trên và dưới dài, rõ ràng phản ánh sự do dự.”
    • Bản chất của Nến Nhật là thể hiện các khả năng có thể xãy ra cho thị trường trong tương lai, thông qua việc ghi chép, đánh giá “hình ảnh” nến hiện tại.
    • Xuyên thấu hình ảnh cây nến, đó là hình ảnh và tâm lý của thị trường.
  • “Tuy vậy, trong khi Doji rất có khả năng báo hiệu những đỉnh, dựa vào sự từng trải, chúng lại để mất tiềm năng đảo chiều trong những xu thế giảm sút.”
    • Doji báo hiệu sự đảo chiều ở đỉnh rất chính xác, nhưng thường thất bại (trong việc báo hiệu đảo chiều) ở đáy.
    • Tâm lý lo sợ, muốn bảo toàn vốn, thường là tâm lý chủ đạo; dẫn dắt “Trader” bán tháo nhiều hơn là mua vô mạnh mẽ. Điều này giải thích tại sao Doji thường bất lực trong việc báo tín hiệu ở “đáy”.
  • Tại sao có quá nhiều tên gọi cho Doji. Làm sao có thể nhớ hết:
    • Trước hết người Nhật thường rất nổi tiếng về sự chính xác và tỉ mỉ trong từng chi tiết, điều này giải thích cho câu hỏi trên.
    • Nếu bạn là người làm việc hằng ngày trong môi trường giao dịch, thì thuật ngữ giao dịch là điều không thể thiếu.
      Ví dụ : có nhà đầu tư hỏi bạn thị trường hôm nay như thế nào? Thay vì đứng trả lời 10 phút thì bạn chỉ cần trả lời “pump tung nóc, dump sml…”
  • Học Nến Nhật không phải là học thuộc lòng, ghi nhớ công thức; mà đó là tìm hiểu tâm lý của thị trường ẩn chứa sau cây nến.
  • Cây nến là hình ảnh phản chiếu cho tâm lý thị trường hiện tại, phần nào biểu đạt cho thị trường tương lai.

Tổng hợp nội dung : @Yukin - Biên tập : @Kudinh
Nếu bài viết hữu ích hãy mời nhớm biên tập ly cà phê, để lấy động lực tiếp tục ra những phần sau:
@Yukin : bnb1g64tzh7r7wnw2gupmg57d9xmpu4s6tsrp5cxuh
@Kudinh : bnb1zr0qqyns3zvxnk3vu3czzv4pn9fpda7enmz089

10 Likes

Bài viết rất hay và ý nghĩa. Cảm ơn pro đã chia sẽ kinh nghiệm

1 Like