Lướt Sóng | Cho Người Mới | Tập 3a | Thầu Giá

  • Trong phần 1 : xem xét các chỉ số nội tại của thị trường.

  • Trong phần 2 : cách đọc diễn biến tâm lý thị trường.

  • Trong phần này chúng ta sẽ xem xét qua các khái niệm về “Ngưỡng Kháng Cự”, “Ngưỡng Hỗ Trợ”, “Ngưỡng Tâm Lý” và phương pháp đặt giá “hợp lý”.

  • Câu hỏi đặt ra : tại sao các khái niệm này được tạo ra? Tính Logic của nó là gì?

    • Thị trường giao dịch dưới các hình thức là sự trao đổi giữa “người mua” (cầu) và “người bán”(cung).
    • Khi giá bên cung đưa ra quá thấp sẽ dẫn đến hành động mua vô mạnh, từ đó sinh ra các mức giá mua vô ngày càng cao hơn, nhằm tranh mua - đầu cơ hàng hóa; vùng giá quá thấp này được hiểu là “Ngưỡng Hỗ Trợ”.
    • Khi giá bên cung đưa ra quá cao sẽ làm suy yếu (giảm mạnh) lực mua vào, từ đó sinh ra các mức giá thấp hơn nhằm bán đi hàng hóa (chốt lời). Vùng giá quá cao này được hiểu là “Ngưỡng Kháng Cự”.

Ngưỡng Hổ Trợ - Ngưỡng Kháng Cự.

  • Như đã trình bày ở trên, đây là vùng giá được xem là “hấp dẫn” người mua.
  • Các ngưỡng này không cố định ở mức giá cụ thể nào, nó đước xác định dựa trên việc đối chiếu với dữ liệu giá trước đây (biểu đồ), và thay đổi linh hoạt theo từng mốc thời gian cụ thể.

  • Hãy xem xét thận trọng các vùng được tô màu vàng 1, 2, 3, 4:
    • Sức mạnh hữu hình của các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự là vô cùng lớn.
    • Đối chiếu với chỉ số sức mạnh mua bán RSI để thấy được tương quan giữa “cung & cầu”. Thông qua đó giới hạn lại mức “quá bán, quá mua”.

  • Các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự này được xem như giới hạn trần và đáy trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng vẫn có thể bị xuyên phá khi thị trường biến động mạnh, vì chịu tác động cụ thể nào đó.
  • Vùng giá mới sẽ được thiết lập lại, khi giá xuyên thủng ngưỡng kháng cự, hỗ trợ mà không quay lại vùng giá củ. Khi vùng giá mới được thiết lập nó được xem là khoảng lặng của thị trường và cần có thời gian quan sát nhất định để thiết lập vùng giá mới. (Xem hình trên)

Vùng Hỗ Trợ & Vùng Kháng Cự - Xác Định Giá Thầu.

  • Nếu thị trường luôn dứt khoát trong hành động mua và bán thì việc quyết định đặt giá mua, bán vô cùng đơn giản.

  • Đáng tiếc rằng hầu hết thời gian, thị trường luôn diễn ra trong trạng thái lững lờ, các tín hiệu chồng chéo nhau liên tục; chính vì vậy cần phải có phương pháp xác định vùng giá có thể chấp nhận mua được và vùng giá cần phải cân nhắc chốt lời.

    • Phương pháp nổi tiếng hàng đầu là Fibonacci. Dựa trên “tỷ lệ vàng” của tự nhiên dãy Fibonacci hoạt động khá hiệu quả cho các “Future Trader”; tuy nhiên, nó không có sự đãm bảo chắc chắn về sự toàn vẹn, trong việc áp dụng dãy số này.

  • Thực tế giao dịch hằng ngày, khi không có yêu cầu cao về việc đáp ứng nhanh “giá chốt”; kèm theo đó là khả năng linh hoạt, dày dặn trong vận dụng phương pháp “Hành Động Giá”, các “Spot Trader” thường tự vạch ra cho mình các vùng hỗ trợ và kháng cự.

  • Có 2 kiểu nhà đầu cơ:
    • Những người đầu cơ giá lên - Ý chỉ những người chờ đợi giá xuyên thủng ngưỡng kháng cự. Những nhà đầu tư kiểu này tin rằng khi thị trường ấm lên, hoặc có tín hiệu tốt; thì khả năng tăng giá sẽ mạnh hơn bình thường “giá trần” hôm nay sẽ là giá đáy cho ngày mai.
    • Những người đầu cơ giá xuống - Ý chỉ những người chời đợi giá quay về vùng hổ trợ để mua vào mức giá thấp tại thời điểm đó. Những nhà đầu tư kiểu này tin rằng giá đã xuống quá thấp và nó sẽ nhanh chóng bật lên lại.

  • Tuy nhiên ở biểu đồ Bitcoin 09/2020 cho ta thấy rũi ro của cả 2 là như nhau và hành động “cắt lỗ” (Stoploss) là điều bắt buột đối với tất cả các hình thức giao dịch.

  • Có một số nhà giao dịch tin rằng:

    • Nếu giá rơi xuống ngưỡng hỗ trợ nhiều lần, mà vẫn không phá vỡ ngưỡng hỗ trợ thì đó là một ngưỡng hỗ trợ mạnh. Trong lần tiếp theo giá sẽ tăng mạnh và xuyên phá ngưỡng kháng cự.
    • Nếu giá tăng lên ngưỡng kháng cự nhiều lần, mà vẫn không phá vỡ ngưỡng kháng cự thì đó là một ngưỡng kháng cự mạnh. Trong lần tiếp theo giá sẽ giảm mạnh và xuyên phá ngưỡng hỗ trợ.
    • Một lần nữa biểu đồ Bitcoin 09/2020 cho ta thấy cả 2 ý trên đều đúng. (!!?)

Ngưỡng Tâm Lý.

  • Yếu tố cuối cùng cần được xét đến, đó là thói quen làm tròn số của con người.

  • VD : các số 499,95 ; 498,86 … thường được mặc định là 500.

  • Yếu tố này được “Phe Bò & Phe Gấu” áp dụng hàng ngày, hàng giờ; để phong thủ và tấn công.

Bài viết này nhằm mục đích chia sẽ kiến thức.
Không phải là lời khuyên đầu tư.
Bạn phải tự chịu trách nhiệm cho hành động giao dịch, đầu tư, mua bán của chính mình.


Tổng hợp nội dung : @Yukin
Nếu bài viết hữu ích hãy mời nhớm biên tập ly cà phê, để lấy động lực tiếp tục ra những phần sau:
@Yukin : bnb1g64tzh7r7wnw2gupmg57d9xmpu4s6tsrp5cxuh